Chào mừng bạn Guest
Thursday
28/03/2024
4:46 PM

QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG Pro

--->>> ACTION IS THE FOUNDATION OF SUCCESS --->>>

UPDATE VĂN BẢN PHÁP LUẬT
create account
NGƯỜI ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE
[ Tin mới · Các thành viên · Nội quy diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG » KINH NGHIỆM - EXPERIENCE » TRIẾT LÝ - PHILOSOPHY » TRIẾT LÝ KAIZEN VÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP ("Thay đổi" -> "Tốt hơn" = 5S)
TRIẾT LÝ KAIZEN VÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP
quanlyduanxaydungDate: Thursday, 07/10/2010, 8:00 PM | Message # 1
QUẢN TRỊ CẤP CAO
Nhóm: Administrators
Tin nhắn: 155
Awards: 0
Reputation: 0
Trạng thái: Offline
Người Nhật Bản đã rất thành công với triết lý quản lý Kaizen. Với động lực Kai Zen - "Thay đổi" để 'Tốt hơn" trên nền các yêu cầu quản lý 5S: Seiri - Sàng lọc (Sort) - Seiton - Sắp xếp (Simply) - Seiso - Sạch sẽ (Shine) - Seiketsu - Săn sóc (Standardize) - Shitsuke - Sẵn sàng (Sustain) các công ty Nhật Bản không chỉ tạo ra các sản phẩm bền, đẹp, được ưu chuộng, mà cả niềm tự hào và sự ngưỡng mộ đối với đất nước Mặt trời mọc.

So sánh với tư duy quản trị hiện đại phương Tây, hai trọng tâm nhà quản lý cần hướng đến là Hiệu quả (Effectiveness) - đạt được và vượt các mục tiêu đặt ra - và Hiệu suất (Efficiency) - giảm chi phí, thì Kaizen là cách thức đạt được các mục tiêu dài hạn thông qua sự nỗ lực bền bỉ trên từng hoạt động cụ thể và chi tiết. Đó là tư duy quản lý cải tiến liên tục “Continuous improvement” trên tiến trình hướng đến mục tiêu, hay chính là tư tưởng Á Đông "Đường dài vạn dặm cũng bắt đầu từ những bước chân nhỏ". Ưu điểm rõ rệt của Kaizen so với phương thức quản lý phương Tây là không gặp phải hiện tượng mâu thuẫn giữa hiệu quả và hiệu suất trong quá trình ra quyết định, vì triết lý Kaizen mang trong nó sự nhất quán và bền bỉ của "Đạo". Bởi vậy, Keizen là sự cam kết đạt được các mục tiêu dài hạn qua sự hoàn thiện của từng chi tiết và hành động cụ thể. Ngày mai tốt đẹp phải bắt đầu từ sự chu đáo, tận tâm trong từng hành động của hôm nay, hướng đến tầm nhìn dài hạn, chứ không cần sự đánh đổi hiện tại hay phiêu lưu vì tương lai. Tuy nhiên, để áp dụng thành công triết lý này, các nhà lãnh đạo phải vượt qua một số thách thức sau:

Chuyển từ “chỉ đạo” chiến lược sang nhà lãnh đạo “nhập thế”: trong thực tiễn quản trị, các nhà lãnh đạo thường cho mình đứng ở vị trí trên cao, tách biệt với các hoạt động thường nhật để chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo này ngày càng tỏ ra kém hiệu quả, vì nhà lãnh đạo thường thiếu thông tin cập nhật trong quá trình ra quyết định. Hơn nữa, không phải lúc nào nhà lãnh đạo cũng sáng suốt để dự đoán đúng về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Bởi vậy, lãnh đạo phải chuyển từ phong cách “sáng suốt” sang phong cách “làm việc” hiệu quả, nhập thế vào tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là chuyển từ lãnh đạo “Nghĩ” sâu sắc, sang lãnh đạo hướng cấp dưới “Làm” tốt những công việc cụ thể.

Tầm nhìn được chia sẻ trong toàn tổ chức: doanh nghiệp không thể có tương lai nếu không hướng đến tương lai với những mục tiêu thống nhất. Một tầm nhìn dài hạn sẽ tạo ra sự hứng khởi cho các thành viên, đồng thời tạo nên sự nhất quán hành động của những con người và các bộ phận trong toàn tổ chức. Nếu không chú trọng xây dựng tầm nhìn, doanh nghiệp sẽ hoạt động một cách vá víu trước những thay đổi của môi trường kinh doanh. Câu chuyện ở Matsushita kể lại rằng, khi công ty còn trong giai đoạn khó khăn, lại trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, mà mọi người không tìm thấy ông Chủ tịch đâu cả. Sau một tuần, người ta thấy ông Chủ tịch hốc hác đi ra từ nhà kho. Mọi người xúm lại hỏi ông: “Đang lúc nước sôi lửa bỏng thế này mà ông lại trốn đi đâu thế?”, “Tôi ngồi trong nhà kho để suy nghĩ về tầm nhìn của công ty trong 250 năm nữa!” – Ông Chủ tịch trả lời.
Sự cam kết của toàn tổ chức: một mình nhà lãnh đạo không thể kéo hay ép cả tổ chức thực thi một triết lý quản lý.

Áp dụng triết lý Kaizen hay bất cứ phương pháp quản trị hiện đại nào cũng đòi hỏi sự thấu hiểu về nguyên tắc, mục tiêu và phương thức thực hiện của tất cả các thành viên trong tổ chức. Vì vậy, các doanh nghiệp cần ý thức rằng đào tạo cho nhân viên và đội ngũ cán bộ quản lý là một cách đầu tư cần thiết và khôn ngoan. Bởi vì, chỉ khi có sự am hiểu và tự tin thì con người mới hiện thực hóa được các mục tiêu quản lý.

 
QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG » KINH NGHIỆM - EXPERIENCE » TRIẾT LÝ - PHILOSOPHY » TRIẾT LÝ KAIZEN VÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP ("Thay đổi" -> "Tốt hơn" = 5S)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: